Đăng nhập
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2023-2024
Tải về

PHÒNG GD&ĐT BẮC HÀ

TRƯỜNG THCS BẢO NHAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 18/KH-THCS

Bảo Nhai, ngày 05 tháng 9 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

 Chỉ đạo hoạt động chuyên môn năm học 2023-2024

 

 


Phần thứ nhất

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023

 

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về công tác số lượng

Năm học 2022-2023 trường THCS Bảo Nhai Huy động và duy trì 14/14 lớp với 561/565 học sinh đạt 99,3%. Trong đó tổng số học sinh tham gia học chương trình phổ thông 2018 là 287 HS, chương trình VNEN là 274 HS. Trong năm học tổng số học sinh giảm là 6 (trong đó khối 6 giảm 2 HS, khối 7 giảm 1 HS, khối 8 Giảm 3HS), nguyên nhân là do học sinh không thích tiếp tục tham gia học tập và học sinh đi lao động không ở địa phương. Số học sinh chuyển đến là 2.

Tỷ lệ chuyên cần trong năm học trung bình đạt 98%.

2. Chất lượng và hiệu quả giáo dục

Khối lớp 6,7: Tổng 287/287 học sinh được đánh giá:

- Về phẩm chất: XL tốt: 212 HS = 74,2%; Khá: 65 = 22,7%; Đạt 9 HS = 3,1%;

- Về học tập: XL tốt: 11 HS = 3,8%; Khá: 84 = 29,3%; Đạt 189 HS = 65,9%; Chưa đạt: 3 HS chiếm 1%.

Khối 8,9 chương trình VNEN tổng số 274 học sinh

- Về phẩm chất: XL tốt: 190 HS đạt 69,3%; Đạt 69 HS đạt 25,2%; cần cố gắng: 15 HS chiếm 5,5%;

- Về năng lực: XL tốt: 22 HS đạt 8%; Đạt 211 HS đạt 77%; cần cố gắng: 41  HS chiếm 15%;

- Về học tập: Hoàn thành tốt:  22 HS đạt 8%; Đạt 211 HS đạt 77%; cần cố gắng: 41 HS chiếm 15%;

- Chuyển lớp: Học sinh lên lớp thẳng 518/561 đạt 92,3% học sinh phải thi lại: 43/561 chiếm 7,7%.

* Học sinh tốt nghiệp THCS: Học sinh tốt nghiệp THCS: 119/119 đạt 100% Trong đó: Trong đó học sinh tiếp tục học THPT và học nghề 105 em đạt 88,5% trong đó dự thi vào trường chuyên 4 em, thi vào nội trú tỉnh 8 em, thi nội trú huyện 7 em.

* Chất lượng mũi nhọn:

- Học sinh đạt giải HSG cấp huyện: 39 giải. Trong đó: Giải Nhất: 02; Giải Nhì: 04; Giải ba: 12 ; Giải KK: 21 .

- Học sinh đạt giải HSG cấp tỉnh:  5 giải. Trong đó: Giải nhì: 1;  giải KK:  4.

3. Xây dựng môi trường giáo dục, mô hình trường học:

 Cảnh quan trường, lớp được quan tâm đầu tư ngày càng sạch đẹp, tạo môi trường giáo dục hiệu quả trong năm học nhà trường đổ được trên 2000m2 sân bê tông, sửa chữa nhà vệ sinh học sinh, cải tạo nhà để xe, khuân viên cây xanh, cổng biển trường ....

 Tiếp tục duy trì hiệu quả mô hình “trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng”.

4. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khac:

4.1. Duy trì và xây dựng trường chuẩn quốc gia:

Sắp xếp minh chứng theo các tiêu chí KĐCL và công nhận trường chuẩn. Tiếp tục thực hiện duy trì đạt chuẩn 5/5 tiêu chuẩn trường chuẩn, năm học 2022 -2023 đề nghị đánh giá công nhận duy trì đạt chuẩn mức độ I. 

4.2. Xây dựng môi trường giáo dục, mô hình trường học: Cảnh quan trường, lớp ngày càng sạch đẹp, tạo môi trường giáo dục hiệu quả. Tiếp tục phát huy được hiệu quả mô hình “trường học gắn với thực tiễn” đã huy động được sự tham gia của học sinh. Tổ chức tốt đời sống cho học sinh bán trú, duy trì nền nếp theo thời gian biểu một ngày bán trú...

II. NHỮNG ƯU ĐIỂM, TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Ưu điểm

Kỷ cương, nền nếp trường học được giữ vững; tinh thần trách nhiệm của đội ngũ được nâng cao; triển khai thực hiện chủ đề năm học có hiệu quả; an ninh, an toàn trường học được giữ vững.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ tạo chuyển biến trong năm học, nhất là công tác huy động, duy trì học sinh, nâng cao tỷ lệ chuyên cần.

Các hoạt động chuyên môn được tăng cường, vai trò của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn được nâng cao; công tác bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ được đẩy mạnh, đăc biệt công tác bồi dưỡng chương trình GDPT 2018.

Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, phản ánh thực chất chất lượng giáo dục của nhà trường; Chất lượng các kỳ thi HSG các cấp được nâng cao: Kỳ thi HSG cấp huyện tỷ lệ đạt giải cao trong đó 9/9 môn thi đều có học sinh đạt giải đặc biệt nhiều em đạt giải nhất, nhì. Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh duy trì 5 giải tăng 02 giải so với năm học trước.

Ứng dụng CNTT trong nhà trường được quan tâm triển khai đồng bộ, hiệu quả trong công tác quản lý và dạy học.

Duy trì học sinh đỗ vào trường THPT chuyên.

Chất lượng giáo dục chuyển biến, tham gia các cuộc thi đạt kết quả cao hơn các năm học trước; 100% học sinh được học Ngoại ngữ và Tin học.

Cảnh quan trường lớp ngày càng sạch đẹp, mô hình trường học gắn với thực tiễn bước đầu có hiệu quả.....Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục ngày càng được đẩy mạnh; Công tác giáo dục Stem được quan tâm triển khai gắn với phát triển hoạt động Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sáng tạo khoa học của học sinh.  

2. Tồn tại, hạn chế :

Chất lượng thi vào lớp 10 THPT chuyển biến chậm, điểm trung bình chưa cao trung bình đạt 3,54 điểm chưa đạt mục tiêu trong thực hiện nhiệm vụ tạo chuyển biến trong năm học.

Công tác quản lý học sinh bán hiệu quả chưa cao, chưa thường xuyên, chất lượng học sinh bán trú thấp. Điều kiện CSVC bán trú gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, chế độ học sinh thấp, công tác XHH phục vụ bán trú không huy động được từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động công tác bán trú.

Mô hình trường học gắn với thực tiễn chưa thu hút được học sinh tham gia, chưa thể hiện rõ vai trò của mô hình đã lựa chọn, khả năng tạo môi trường để học sinh có cơ hội vận dụng vào thực tiễn còn thấp.

Trong năm học còn có 06 học sinh bỏ học, tỷ lệ chuyên cần một số ngày còn thấp, ý thức một bộ phận học sinh chưa cao, còn vi phạm nội quy nhà trường, một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến chất lượng học tập của con em mình còn phó mặc cho nhà trường.

3. Nguyên nhân

Khả năng nhận thức của một số học sinh ở các thôn vùng cao còn hạn chế.

Điều kiện về đội ngũ còn gặp khó khăn, tỷ lệ giáo viên/ lớp còn thấp, phải hợp đồng giáo viên ở ngoài nên chất lượng chưa đảm bảo, cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu cho dạy và học (thiếu thiết bị cho các phòng học bộ môn, thực hành, thí nghiệm...).

Nhiều gia đình học sinh vùng cao còn gặp khó khăn, cho học sinh về ở bán trú, ít quan tâm đến việc học của con em. Một số học sinh  còn lười học, không chấp hành nghiêm túc nội quy  học buổi 2 theo kế hoạch của nhà trường.

Nhiều phụ huynh chưa quan tâm việc định hướng  nghề nghiệp cho con em mình, còn tâm lý muốn cho con học gần gia đình nên số học sinh dự thi vào các trường chuyên, nội trú tỉnh còn ít so với dự kiến.

Phần hai

Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2023-2024

I. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch.

Căn cứ công kế hoạch số: 41/KH-PGD&ĐT ngày 01 tháng 9 năm 2023 của phòng GD&ĐT Bắc Hà về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục cấp THCS năm học 2023- 2024;

Kế hoạch số: 16/KH-THCS ngày 05/9/2022 của trường THCS Bảo Nhai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm  học 2022 – 2023;

Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 và tình hình thực tế trường THCS Bảo Nhai xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động chuyên môn năm học 2023-2024 cụ thể như sau:

II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

Trong quá trỉnh triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền địa phương; sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân, cha mẹ học sinh.

Công tác huy động học sinh, duy trì chuyên cần hàng ngày có nhiều khởi sắc, học sinh ngày càng yêu trường, yêu lớp và có ý thức vươn lên trong học tập.

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác dạy và học, đảm bảo phòng học, phòng ở học sinh và giáo viên, các điều kiện sinh hoạt.

Đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo tỷ lệ, số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có nhiều đổi mới, kế hoạch giáo dục được triển khai linh hoạt, chủ động.

Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, hiệu quả giáo dục ngày càng được khẳng định và tiếp tục có định hướng chỉ đạo cụ thể với nhiều mô hình, giải pháp giáo dục đặc thù được triển khai hiệu quả.

Các cơ chế chính sách hỗ trợ tiếp tục được duy trì là điều kiện quan trọng để thu hút học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Môi trường, cảnh quan trường lớp học được củng cố, thu hút học sinh ra lớp, đến trường.

2. Khó khăn

Phong trào giáo dục ở một số thôn còn chưa tốt, hiện tượng học sinh đi học không chuyên cần vẫn còn; chưa có sự phối hợp thường xuyên giữa gia đình nhà trường - xã hội trong giáo dục (học sinh vùng cao ít có sự tham gia của cha mẹ học sinh). Phong trao học sinh dự thi vào các trường chuyên, nội trú và của Thành phố Lào Cai chưa nhiều.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế nên phần nào ảnh hưởng đến triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị; công tác hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động học trực tuyến, nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm đưa kiến thức vào thực tiễn còn chậm.

III. MỤC TIÊU.

Thực hiện chủ đề năm học “Vì học sinh thân yêu; xây dựng trường học hạnh phúc; đổi mới và hội nhập”. Trường THCS Bảo Nhai tập trung tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu cụ thể như sau:

1. Mục tiêu chung:

Duy trì và giữ vững kết quả đạt được của năm học 2022- 2023;

Thực hiện tốt chủ đề năm học “Vì học sinh thân yêu”; xây dựng “Trường học hạnh phúc; đổi mới và hội nhập”; đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, trọng tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; xây dựng hiệu quả mô hình trường học gắn với thực tiễn, triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 6,7,8 và chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông đối với lớp 9 trong năm học 2023-2024; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục.

Nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện học sinh; thực hiệt tốt công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Về chất lượng giáo dục

- Duy trì 14/14 lớp với 566/566 học sinh, học sinh bán trú 80 học sinh. Duy trì sĩ số giảm tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1% (dưới 6 học sinh).

- Tuyển sinh vào lớp 6: 153/153 đạt 100% ;

- Duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần trung bình đạt 98,7% trở lên:

- Chất lượng giáo dục:

* Phẩm chất

+ Đối với các khối lớp 6,7,8: Phấn đấu có 97% học sinh trở lên xếp loại rèn luyện Tốt và Khá (trong đó loại Tốt:75% trở lên, loại Khá: 22% trở lên), giảm tỉ lệ HS xếp loại rèn luyện chưa đạt xuống dưới 0,5%.

+ Đối với lớp 9: Phấn đấu có 100% học sinh xếp loại HK từ trung bình trở lên (trong đó loại Tốt: 75% trở lên, loại Khá: 22% trở lên).

* Năng lực:

+ Chất lượng giáo dục đại trà: Lớp 6, 7, 8 phấn đấu có trên 40% học sinh xếp loại học tập Tốt và Khá (loại Tốt 5% trở lên, loại Khá: 35% trở lên), giảm tỉ lệ Chưa đạt xuống dưới 1%;

+ Lớp 9, phấn đấu có trên 40% học sinh xếp loại học lực loại Giỏi, Khá (loại Giỏi: 5% trở lên, loại Khá: 35% trở lên), giảm tỉ lệ HS xếp loại Yếu xuống dưới 3% và không có học sinh xếp loại Kém). HS được công nhận tốt nghiệp THCS đạt trên 98,5% trở lên. 

- Chất lượng các cuộc thi:

+ Thi chọn HSG lớp 9 cấp tỉnh đạt 7 giải trở lên trong đó có giải Nhì.

+ Thi vào THPT phấn 132/147 học sinh đỗ vào THPT đạt 92% trong đó: Chuyên: 3 học sinh, Thi vào trường PTDTNT tỉnh đỗ 4 em, nội trú huyện đỗ 3 em huyện. Điểm trung bình thi vào lớp 10 đạt trung bình 5,0 trong đó Môn Ngữ Văn và Tiếng anh đạt 5,25; môn toán đạt 4,5.

+ Thi khoa học – kỹ thuật, Thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng: Có dự án tham gia phấn đấu có giải cấp tỉnh.

+ Thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng: Có dự án tham gia cấp huyện; cấp tỉnh có giải.

+ Triển khai bài học STEM trong các môn học ít nhất 02 bài học/học kỳ, tổ chức ít nhất 01 hoạt động trải nghiệm STEM/học kỳ, có câu lạc bộ STEM; xây dựng mô hình điểm về dạy học STEM của huyện.

- Dạy học Ngoại ngữ, Tin học: 100% học sinh được học tin học, ngoại ngữ và học sinh khối lớp 6 được học ngoại ngữ 2 môn Tiếng Trung Quốc.

- Triển khai Chương trình GDPT 2018: Triển khai hiệu quả chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6,7,8 và chuẩn bị các điều kiện triển khai ở lớp 9 năm học tiếp theo.

2.2. Chất lượng đội ngũ

- Thực hiện quản lý, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp GV, chuẩn HT. Tổ chức đánh giá, xếp loại chuyên môn GV đảm bảo trung thực, khách quan, công bằng, gắn với hiệu quả giáo dục, phân loại được đội ngũ.

- Tập trung bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán cấp trường là nòng cốt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Chú trọng công tác bồi dưỡng (chương trình GDPT 2018, Giáo dục STEM, đổi mới kiểm tra đánh giá, sử dụng phần mềm dạy học…) cho đội ngũ nhà giáo với yêu cầu thực chất, hiệu quả.

- Chú trọng tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cuối kì, cuối năm học; có hình thức động viên, khích lệ GV có nhiều cố gắng, nhân rộng điển hình...

* Kết quả cụ thể:

- Tổng số CBQL, GV, NV: 30 đ/c Trong đó: CBQL: 2 đ/c; giáo viên: 25 đ/c; nhân viên: 3 đ/c;

- 100% CBQL, GV- NV có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt; nhận thức rõ mục tiêu, nội dung yêu cầu đổi mới nhà trường.

- 100%  CB, GV-NV đạt chuẩn trở lên và được quan tâm học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề do ngành tổ chức.

- Kết quả xếp loại chuyên môn giáo viên: Giỏi: 13/25 đ/c đạt 52%; Khá: 12/25 đ/c đạt 48%.

- Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 13/25 đạt  52%, cấp tỉnh 8/25 đạt 32% (bảo lưu kết quả).

- Kết quả xếp loại CBCC-VC: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 12/30 đ/c đạt 40%; Hoàn thành tốt nhiệm vụ  17/30 đ/c đạt 60 %; Hoàn thành nhiệm vụ: 0;

- Kết quả tự bồi dưỡng thường xuyên: 25/25 đ/c Hoàn thành.

2.4. Công tác phổ cập giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh:

Duy trì vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập THCS mức độ 3.

+ Tổng số trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6: 155/155 đạt tỷ lệ 100%;

+ Số Học sinh TN THCS năm học  2023-2024: 147/147 HS, đạt tỷ lệ 100%;

+ Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp: 132/147 HS tiếp tục học THPT đạt 90%, học nghề 8/147 TNTHCS đạt 5,4%.

2.5. Xây dựng cơ sở vật chất, khung cảnh trường lớp, xây dựng các mô hình trường học gắn với thực tiễn.

Tiếp tục tham mưu đầu tư CSVC theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa (Thông tư 13/2020, Thông tư 14/2020 của Bộ GD&ĐT); đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đầu tư xây dựng, sửa chữa trường lớp, đảm bảo các điều kiện về chỗ ăn, nghỉ cho học sinh bán trú; Rà soát, sửa chữa các hạng mục cơ sở vật chất không an toàn trong môi trường giáo dục: Làm tốt cong tác XHH sửa chữa hệ thóng thoát nước nhà vệ sinh cho học sinh, đổ sân BTXM 2000m2  sửa chữa thường xuyên CSVC các lớp học, sửa chữa nhà vệ sinh học sinh,  tổng gia trị các công trình trên 150 triệu đồng.

Xây dựng môi trường trường học “sạch, xanh, đẹp, an toàn, thân thiện”.

Xây dựng mô hình trường gắn với thực tiễn “Trường học đa văn hóa”. Biên soạn tài liệu gắn với quá trình dạy học, gắn với trải nghiệm thực tiễn, học đi đôi với hành, có sản phẩm được đánh giá công nhận.

2.6. Công tác khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục, duy trì và xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Tổ chức các kỳ thi đúng kế hoạch, đảm bảo nghiêm túc, chất lượng thực chất.

Thực hiện tốt công tác tự đánh giá trường học, duy trì các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.

2.7. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo.

Phát huy vai trò chỉ đạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; Làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học.

Nhận định, nhận diện tốt các vấn đề liên quan, ảnh hưởng đến giáo dục, nhà trường; có định hướng chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạch khả thi, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Xây dựng được kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, tiếp cận chương trình giáo dục Phổ thông 2018 đối với lớp 9.

Hiệu trưởng, hiệu phó dạy học đủ định mức, làm tốt vai trò nòng cốt chuyên môn trong nhà trường; nhận thức rõ và hành động quyết liệt mục tiêu đổi mới, mục tiêu phát triển nhà trường.

Phát huy tốt quy chế dân chủ trong nhà trường; phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên trong thực hiện các quy định, quy chế, nội quy, kiểm tra, xây dựng được văn hóa trường học văn minh, hiện đại...

Phát huy hiệu quả của phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt, thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học.

IV. Nhiệm vụ

1. Nhiệm vụ tạo chuyển biến nổi bật:

+ Thi chọn HSG lớp 9 cấp tỉnh đạt 7 giải trở lên trong đó có giải Nhì.

+ Thi vào THPT phấn 132/147 học sinh đỗ vào THPT đạt 92% trong đó: Chuyên: 3 học sinh, Thi vào trường PTDTNT tỉnh đỗ 4 em, nội trú huyện đỗ 3 em huyện. Điểm trung bình thi vào lớp 10 đạt trung bình 5,0 trong đó Môn Ngữ Văn và Tiếng anh đạt 5,25; môn toán đạt 4,5.

* Giải pháp:

Làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi gắn liền với công tác ôn thi vào trường THPT chuyên, nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh vào trường chuyên.

Tăng cường công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương huy động các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào công tác giáo dục nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn hạnh phúc để thu hút học sinh.

2. Nhiệm vụ đột phá trong năm học

Nâng cao chất lượng HSG cấp tỉnh, thi vào THPT và chuyên.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục.

* Giải pháp:

Làm tốt công tác phân luồng học sinh, phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng phù hợp năng lực từng người, có chính sách khen thưởng kịp thời đối với giáo viên và học sinh có thành tích, cụ thể hoá kế hoạch ôn thi vào THPT...

Triển khai đầy đủ các nhiệm vụ về chuyển đổi số, tham gia các buổi tập huấn có chất lượng, đầu tư CSVC cho phòng họp trực tuyến, phòng học kết nối.

3. Nhiệm vụ trọng tâm

3.1. Triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6,7; chuẩn bị các điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 8, bảo đảm hoàn thành chương trình đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

3.2. Duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả PCGD THCS; đổi mới công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS.

3.3. Nâng cao năng lực quản trị, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quản lí các hoạt động giáo dục. Tiếp tục giữ vững nền nếp, kỷ cương trường học, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ về mọi mặt; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời gắn trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

3.4. Huy động học sinh ra lớp đảm bảo 100% mục tiêu kế hoạch; duy trì chuyên cần học sinh ở mức cao, ổn định trong năm học.

3.5. Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục toàn diện; Nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT và hiệu quả các cuộc thi: Thi chọn học sinh giỏi, thi NCKH, sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng và các cuộc thi chuyên đề khác. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm của công dân với xã hội, cộng đồng của học sinh.

3.6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ngoại ngữ; tạo môi trường, phong trào học ngoại ngữ trong học sinh và đội ngũ giáo viên; triển khai giáo dục STEM; Từng bước đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học; thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong ngành giáo dục.

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1